Là một sản phẩm công nghiệp hiện đại nên không phải ai cũng có những hiểu biết nhất định về tủ nấu cơm. Vì thế, không ít lần Milan đã nhận được tương tác từ phía người dùng với thắc mắc lắp đặt và vận hành tủ nấu cơm công nghiệp như thế nào?
Tủ nấu cơm dễ gây mất an toàn nhất do khâu lắp đặt không chính xác. Tùy từng loại tủ khác nhau, đặc điểm nguồn điện khác nhau mà chúng ta cần chọn nguồn điện 2 pha hoặc 3 pha theo đúng hướng dẫn của tủ. Khi nguồn điện được đấu vào, tủ sẽ tự động báo độ tương thích bằng đèn báo hiệu. Sau đó chỉ cần cài đặt chế độ nấu và chỉnh chế độ nhiệt để vận hành tủ nấu cơm. Nên chủ ý đặt tủ nấu cơm ở vị trí tiện dụng cho việc mở cửa khi lấy cơm ra và tránh chỗ đi lại đông người phòng va chạm. Ngoài ra phần dây điện của tủ nấu cơm nên được dòng an toàn, tránh đặt cạnh ống nước hoặc nơi bồn rửa, phòng tránh sự cố dò điện. Phần chân của tủ nấu cơm là các bánh xe di chuyển dễ dàng, nhưng khi lắp đặt bạn không nên bỏ qua vị trí đặt tủ cân bằng.
Bạn đã biết cách lắp đặt tủ nấu cơm hay chưa ?
Với tu nau com bạn cần nhớ tủ chỉ có thể vận hành khi có nguồn điện. Chỉ cần cho gạo vào khay và cho lượng nước vừa đủ , bật công tắc nguồn và điều chỉnh thời gian, lượng nhiệt để thích hợp với lượng gạo nấu. Lượng gạo cho mỗi khay thích hợp nhất là 3-4 kg. Sau khi cho gạo và nước vào tủ, bạn cần đóng cửa tủ, khóa tay nắm an toàn. Trường hợp, tủ nấu cơm có cảnh bảo thiếu nước bạn hoàn toàn có thể tạm dừng và tiếp tục nấu tiếp. Mực nước phải luôn đảm bảo vượt qua các thanh nhiệt để đảm bảo không bị cháy thanh nhiệt. Sau khi quá trình nấu kết thúc, mỗi dòng sản phẩm tủ nấu cơm ( tủ nấu cơm điện hay tủ nấu cơm gas) đều sẽ có đèn báo và chuyển sang chế độ ủ. Thông thường nhiệt độ cần thiết để chín gạo là 90 độ, chỉ cần trong thời gian 45 phút bạn đã có số lượng cơm chín và cực thơm ngon. Để đảm bảo an toàn, sau khi cơm đã chín, Atomat đã tắt bạn nên đợi từ 3-4 phút hãy mở cửa tủ nấu cơm, để tránh áp lực nhiệt quá cao dễ gây bỏng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét